Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra 147 chứng bệnh
Canxi là một trong những chất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Không chỉ bởi vì nó cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe của xương và răng mà còn vì canxi giúp giữ cho hoạt động của tim, cơ, dây thần kinh trong trạng thái ổn định nhất.
Sau khi cơ thể hấp thụ canxi thì nó được chuyển đến xương nhờ vào sự trợ giúp của vitamin D. Bước tiếp theo, canxi sẽ kết hợp với phốt pho để tạo ra một loại dưỡng chất giúp hình thành cấu trúc xương và tăng độ chắc khỏe cho xương. Giai đoạn phát triển của xương ở con người diễn ra trong độ tuổi từ 10 – 20. Sau đó nó chậm lại và ngừng hẳn ở tuổi 30. Tiếp đến, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra. Cơ thể bắt đầu rút dần lượng canxi đã tích trữ để phục vụ cho việc vận hành hệ tim mạch và thần kinh. Kết quả là nguồn canxi sẽ dần bị cạn kiệt.
Triệu chứng của sự thiếu hụt canxi
Việc nạp đủ canxi cho nhu cầu hàng ngày là rất cần thiết. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu canxi:
• Đau nhức khớp xương
• Loãng xương
• Bệnh Eczema
• Tim đập nhanh
• Cao huyết áp
• Móng tay giòn
• Mất ngủ
• Chuột rút
• Tê chân, tay
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị thiếu canxi cao
Bất cứ ai cũng có thể bị thiếu hụt canxi nhưng những nhóm đối tượng sau đây là có nguy cơ cao hơn hẳn:
• Trẻ vị thành niên: các chuyên gia cho rằng trẻ em và trẻ vị thành niên là những đối tượng rất cần canxi cho sự phát triển của xương nhưng lại thường thích các thức uống có gas hơn những loại đồ uống giúp bổ sung canxi. Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt canxi sau này.
• Phụ nữ, đặc biệt là những người sau thời kỳ mãn kinh: cấu trúc xương của phụ nữ thường nhỏ hơn so với nam giới, mật độ xương cũng không dày bằng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu canxi mà cơ thể cần. Hơn thế nữa, sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen, hormone giúp bảo vệ xương khỏi bị mất canxi cũng giảm xuống dẫn đến sự thiếu hụt canxi trầm trọng hơn.
• Những người ăn chay: các chế phẩm từ sữa là nguồn canxi cực kỳ dồi dào, nhưng những người ăn chay thường bỏ qua chúng. Vì thế họ cần phải bổ sung khoáng chất này gấp đôi so với
người có chế độ ăn uống bình thường.
• Những người không dung nạp lactose: những đối tượng thuộc nhóm này thường không thể tiêu thụ số lượng lớn các chế phẩm từ sữa không lên men. Do đó họ cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để nắm rõ các nguồn thực phẩm giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
• Những người hút thuốc: các chất gây ung thư trong thuốc lá cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Vì thế hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ bị loãng xương càng cao.
CANXI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Hiện nay, người ta đã nhận rõ một thực tế đáng quan tâm là: cơ thể thiếu canxi đang là hiện tượng rất phổ biến.Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
+ Trẻ em 0-1 tuổi: cần 400mg – 600mg /ngày
+ Trẻ em 1-10 tuổi: cần 800 mg /ngày
+ Người lớn 11- 24 tuổi: cần 1200 mg /ngày
+ Người lớn 24 – 50 tuổi: cần 800mg – 1000mg /ngày
+ Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200 mg – 1500 mg /ngày
Theo kết quả điều tra người ta thấy rằng lượng canxi hấp thụ của dân chúng ở các vùng kinh tế như sau:
+ Kinh tế phát triển khá là: 500 mg/ngày/người
+ Kinh tế phát triển trung bình là: 350 mg/ ngày/người
+ Kinh tế phát triển kém là: 270 mg/ ngày/người
Vậy là người dân thiếu trên 50% lượng canxi cần thiết cho nhu cầu của cơ thể hàng ngày.
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI THIẾU CANXI?
Lượng canxi trên trái đất tuy rất nhiều, nhưng con người chỉ có thể hấp thụ canxi qua con đường ăn uống.+ Sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi phong phú nhưng người dân lại ít dùng sữa. Một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600mg-700mg. Người dân các nước phát triển trung bình dùng 300 lít sữa người/năm, bình quân 1,64 lít người /ngày
+ Hơn nữa, loại axít có trong rau lại cản trở sự hấp thu canxi. Việc sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng, sử dụng chất kích thích cho động, thực vật mau lớn đã làm hàm lượng của nhiều loại vật chất tự nhiên giảm đi. Qua nghiên cứu, người ta thấy hàm lượng canxi có trong rau chỉ còn khoảng 1/5 so với 100 năm trước.
+ Qua quá trình đun nấu cũng làm thất thoát canxi. Một lít nước lã chứa 300 mg canxi, sau khi đun nấu thì hàm lượng canxi chỉ còn dưới 100mg.
+ Ngày nay, con người ít vận động hơn khi xưa, ít hoạt động ngoài trời, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời cho nên cơ thể không hấp thu được nhiều canxi. Những thói quen tật xấu như: hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều, uống nước trà đặc, uống nhiều cà phê... đều cản trở việc hấp thu canxi.
+ Những người béo phì do hấp thụ nhiều chất béo và chất đạm dẫn đến axít béo kết hợp với canxi thải ra theo phân, làm cho canxi thất thoát nhiều.
+ Trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai, trong đồ uống có hàm lượng phốt pho khá cao cũng cản trở sự hấp thụ canxi. Người có tiền sử sử dụng chất kích thích hoặc thuốc tây cũng có tác dụng cản trở sự hấp thu canxi.
VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT SINH LÝ VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA CANXI
Thiếu canxi là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra 147 chứng bệnh.(Công trình được giải thưởng Nobel Y học năm 1991 của tiến sĩ Walloc người Mỹ)
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ canxi theo tỷ lệ ổn định. Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nồng độ canxi bên trong tế bào (ngoài tế bào/trong tế bào là 10.000/1)
Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.
Nồng độ canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật... Nếu nồng độ canxi trong máu >13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thống tự điều chỉnh nồng độ canxi sẽ điều tiết để duy trì sự ổn định của nồng độ canxi trong máu; sự điều tiết đó diễn ra như sau:
+ Khi con người hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, thông tin này truyền qua hệ thần kinh, tuyến cận giáp nhận được thông tin này lập tức tiết ra hooc-môn tuyến giáp (PTH) thúc đẩy canxi trong xương (canxi ở dạng hợp chất) chuyển thành ion canxi bổ sung vào máu để duy trì sự cân bằng canxi trong máu, quá trình điều tiết này diễn ra rất nhanh chóng, cho nên ta không tự nhận biết được cho dù cơ thể bị thiếu canxi trầm trọng như nồng độ canxi trong máu tụt xuống đến <7mg/dl thì bị chuột rút cũng chỉ sau 1 đến 2 phút là khỏi. Tại sao khỏi như vậy? Đó là do hooc-môn tuyến cận giáp đã nhanh chóng tác động, làm cho canxi ở xương nhanh chóng chuyển vào máu, bổ sung canxi cho máu, đảm bảo đủ nồng độ canxi trong máu. Bởi vậy, nếu căn cứ vào tình trạng nồng độ canxi trong máu để chuẩn đoán cơ thể thiếu hay đủ canxi sẽ là trái với khoa học.
+ Khi tuyến cận giáp luôn bị kích thích do thiếu canxi, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc-môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa, do vậy nồng độ canxi trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc-môn để giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng canxi thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ canxi trong máu... Quá trình đó gọi là “Canxi di chuyển”. Quá trình “Canxi di chuyển” tuy giảm được nồng độ canxi trong máu nhưng nó lại để lại hậu quả:
• Nếu canxi thừa này được điều chuyển ra các khớp xương (nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh) thì sinh ra bệnh gai xương hoặc vôi hóa đốt sống, từ đó sinh ra nhiều bệnh khác như thần kinh tọa, tê bì các đầu ngón chân, tay...
• Nếu canxi chuyển vào niệu đạo, vào mật thì sinh chứng sỏi đường tiết niệu, sỏi mật.
• Nếu canxi đó chuyển vào thành động mạch thì sinh chứng xơ cứng động mạch -một trong những nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim.
• Nếu canxi chuyển tới tế bào thần kinh thì tế bào thần kinh bị lão hóa, đó là một trong những nguyên nhân gây ra chứng lũ lẫn của người già, suy giảm trí nhớ.
• Nếu chúng chuyển đến các tổ chức khí quan khác, lúc này nồng độ canxi trong tế bào va ngoài tế bào có sự biến đổi, dẫn đến tổ chức phần mềm bị xơ cứng, hệ quả kể trên làm công năng của nhiều khí quan trong cơ thể bị thoái hóa, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho loài người bị lão hóa sớm.
Như vậy, thiếu canxi gây ra tình trạng canxi di chuyển tác động vào hệ thống trong cơ thể con người gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau mà con người chúng ta đang mắc phải.
Vai trò của canxi đối với hệ xương
Trẻ em khi thiếu canxi: xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi
Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương.
Canxi trong máu, trong tổ chức phần mềm tuy chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể nhưng vai trò canxi vô cùng quan trọng
Vai trò của canxi đối với hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch là bác sĩ tuyệt vời trong cơ thể con người, hệ thống miễn dịch đóng vai trò vệ sĩ, nó bảo vệ cơ thể con người khỏi bị nhiễm bệnh, đồng thời phát sinh phản ứng miễn dịch với một số bệnh đã mắc. Canxi đảm nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch. Tế bào trắng là thành viên quan trọng nhất trong hệ miễn dịch. Khi vi khuẩn độc tố gây bệnh, dị vật và vật chất dị thường sản sinh trong cơ thể (như tế bào ung thư…) xâm nhập cơ thể, thông tin đó truyền cho tế bào trắng, tế bào trắng lập tức di chuyển đến những bộ phận nhiễm bệnh, bao vây và tiêu diệt vi khuẩn và độc tố gây bệnh.
Canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của tế bào trắng.
Hiện nay, có nhiều căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch bị mất cân bằng. Ví dụ như: Bệnh viêm gan, xơ cứng gan liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh ung thư là do chức năng của tế bào trắng kém đi, chúng không nhận biết được tế bào ung thư và không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Do chức năng miễn dịch mất cân bằng mà cơ thể bị tổn hại, sinh bệnh như viêm thận, viêm tiểu cầu thận, viêm khớp, ban đỏ, cơ năng tuyến giáp hoạt động quá mức. Đối với những bệnh do công năng hệ miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật.
Vai trò của canxi đối với hệ thần kinh
Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.
Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.
Người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Có nhiều người thần kinh suy nhược sau khi bổ sung canxi đều có giấc ngủ ngon, sức chịu đựng được tăng cường.
Vai trò của canxi đối với cơ bắp
Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
+ Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi.
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non, người già đái dầm.
+ Thiếu canxi biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, tuổi trung niên thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém. Khi xuất hiện những hiện tượng như trên, nếu kịp thời bổ sung đủ canxi cho cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Các vai trò khác của canxi
+ Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài mao mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng.
+ Canxi có tác dụng kích hoạt enzim nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzim phân giải protit.
+ Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận... đó là nhờ tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính.
+ Nếu trong dịch thể thiếu ion canxi thì tế bào kém khả năng kết dính, tổ chức khí quan sẽ kém hoàn chỉnh, từ đó công năng của các khí quan sẽ bị suy giảm. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến con người sớm bị lão hóa. Bởi vậy có thể nói ion canxi có tác dụng kích hoạt và tăng cường công năng của các khí quan. Những người kiên trì thường xuyên dùng canxi đều cảm thấy sức khỏe dồi dào, da dẻ mịn màng, hồng hào, tư duy nhanh nhạy hơn, trẻ trung hơn những người cùng trang lứa.
+ Ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp. Những người mắc bệnh phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh phổi nếu thường xuyên dùng canxi sẽ sớm đẩy lùi được bệnh (ở đường hô hấp của con người có một lớp tế bào lông, chuyển động một chiều từ dưới lên (đẩy lên) để làm sạch đường hô hấp, ion canxi có tác dụng làm cho chuyển động đó trở nên khỏe khoắn, cho nên ta nói ion canxi có tác dụng bảo vệ đường hô hấp). Người mắc bệnh phế quản mãn tính và bệnh phổi thường xuyên dùng canxi sẽ sớm bình phục.
BỔ SUNG CANXI ĐÚNG CÁCH
Có nhiều cách để bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn uống mà không cần phải thay đổi cách sống. Sau đây là một số cách nhanh chóng và dễ dàng nhất:+ Bổ sung vitamin D hàng ngày (phơi nắng, sử dụng thực phẩm chức năng hoặc sữa). Càng nạp nhiều vitamin D thì xương và mạch máu càng dễ hấp thụ canxi hơn.
+ Bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày các loại thực phẩm giàu canxi.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc sữa có bổ sung canxi đúng cách và đúng thời điểm. Nếu chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng được nhu cầu canxi của bạn thì nên uống trước lúc đi ngủ (canxi không được hấp thụ hết khi đi kèm với thức ăn).
Các sản phẩm bổ sung canxi tốt cần đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Hàm lượng cao: hiện nay nhiều loại canxi đang có bán trên thị trường, đa số là canxi vô cơ có hàm lượng thấp, trong khi đó cơ thể cần bổ sung lượng canxi lớn đến 500 mg mỗi ngày
- Tỷ lệ hấp thu cao: nếu canxi có tỷ lệ hấp thu thấp thì cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể
- Không kích thích dạ dày và đường ruột: một số sản phẩm canxi kiềm tính nặng hoặc có tính axit gây kích thích dạ dày và đường ruột
- Có bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể: như axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng, giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
- Không có tác dụng phụ: nguồn gốc tự nhiên, sản xuất theo tiêu chuẩn GMP
- Tiện sử dụng hàng ngày, ngon miệng
Sữa non Alpha Lipid Lifeline
Hiện nay trên thị trường, đại đa số sản phẩm bổ sung canxi chỉ có thuần nhất canxi, không có các thành phần dinh dưỡng khác.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có sữa non Alpha Lipid Lifeline được nhập khẩu từ New Zealand, phù hợp cho mọi đối tượng người dùng. Được sản xuất theo quy trình GMP, sữa non Alpha Lipid Lifeline cung cấp hàm lượng canxi rất cao gấp nhiều lần sữa thường (lên tới 1000mg/mỗi lần sử dụng), vitamin D, lợi khuẩn tiêu hóa và các vi chất thiết yếu khác cho cơ thể. Sữa non Alpha Lipid Lifeline hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn nêu trên của một sản phẩm bổ sung canxi tốt.
Chỉ với 1 ly sữa non Alpha Lipid Lifeline mỗi ngày sẽ giúp bổ sung đủ hàm lượng canxi cần thiết hàng ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện, ngăn ngừa nhiều nguyên nhân gây bệnh.